Hình ảnh công cộng Nguyễn_Cao_Kỳ

Giai đoạn trước 1975

Thêm vào đó, hành vi của những người được coi là cùng cánh với ông cũng là nguyên cớ khiến ông trở nên mất uy tín. Một trong những vụ tai hại nhất là vụ của Nguyễn Ngọc Loan với bức ảnh chụp lại cảnh ông Loan nã súng bắn thẳng vào đầu một người Việt Cộng (bài chi tiết: Saigon Execution) trong Tết Mậu Thân 1968. Tướng Loan, người giữ chức vụ cao nhất tại Đặc ủy Trung ương Tình báo, là cấp dưới trực tiếp của ông khi ông là Tư lệnh Không quân (tướng Loan là Tư lệnh phó).

Một trong những lời tuyên bố được xem là tai tiếng của ông là trong một cuộc tụ họp quần chúng có quy mô lớn vào ngày 21-4-1975, ông công khai tuyên bố "tử thủ Sài Gòn cho đến giọt máu cuối cùng", quyết tâm biến Sài Gòn thành giống "Stalingrad đệ Nhị"[20]; nhưng ngay sau đó vài hôm, vào ngày 29-4-1975, ông quyết định đi di tản.

Giai đoạn định cư tại Hoa Kỳ

Theo lời tự thuật của ông với báo chí trong những lần trở về Việt Nam, khi rời khỏi Việt Nam ngay trước biến cố 30 tháng 4 năm 1975, ông chỉ kịp mang theo vài va-li nhỏ đựng vật dụng cá nhân và phải bỏ lại toàn bộ gia sản của ông, bao gồm một số lớn bất động sản, trang trại, máy móc, xe ủi tại Đà Lạt. Ông kiếm sống bằng cách đi làm thuê trong hơn 10 năm đầu sống trên đất Mỹ.

Giai đoạn sau khi trở về Việt Nam

Sự trở về của ông cũng gây ra nhiều mâu thuẫn gay gắt. Đối với một số người, ông là sự phản bội và bị phản đối ở nhiều nơi. Nhưng với một số người khác, ông được xem như một biểu hiện của hòa giải, gác bỏ hận thù quá khứ[21]. Ông đã tuyên bố ủng hộ Nhà nước Việt Nam và lên tiếng chỉ trích những người tự xưng là đang tranh đấu cho dân chủ tại Việt Nam, và theo ông thì chuyện một số người Việt ở hải ngoại đòi Việt Nam có một thể chế dân chủ như ở Hoa Kỳ là điều rất sai lầm, vì dân chủ kiểu đó không phù hợp với thực trạng Việt Nam lúc này.[22]. Ông đã về Việt Nam nhiều lần và chuẩn bị cho ấn hành tập hồi ký Con cầu tự tại Việt Nam (bản tiếng Anh là Buddha's child-my fight to save Vietnam[23]). Cuốn sách này được thông báo là sẽ được phát hành với số lượng vào cỡ 4.000 bản.

Trước đó, ông cũng công bố một số bài viết (phần nhiều trước năm 2000) về Chiến tranh Việt Nam, chẳng hạn như những bài phân tích và mô tả binh sĩ Quân lực Việt Nam Cộng hòa không thể hoàn toàn thích nghi với lối huấn luyện, lối trang bị vũ khí tốn kém và đắt tiền kiểu Mỹ cũng như cách thức tiến hành chiến tranh theo kiểu nhà giàu. Ông cũng phê phán sự phụ thuộc thái quá của miền Nam, trên hầu như tất cả mọi phương diện, vào người "đỡ đầu" của họ là Chính phủ Hoa Kỳ.

Tuy vậy, cho tới những năm 2000, vẫn xuất hiện những chỉ trích nhắm vào ông, kể cả những cựu quân nhân được coi là kín tiếng nhất và được tôn trọng ở cộng đồng hải ngoại về đạo đức như Cao Văn Viên. Tướng Viên, cựu Tổng Tham mưu trưởng Quân lực Việt Nam Cộng hòa, trong một bài phỏng vấn lúc cuối đời, phê phán ông là khoác lác và nhận về mình công trạng của người khác, cụ thể là trong trường hợp chính quyền Việt Nam Cộng hòa sử dụng biện pháp cứng rắn và đàn áp thành công những cuộc phản kháng của Phật tử Huế vào năm 1968.[24]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Nguyễn_Cao_Kỳ http://books.google.com/books/about/Buddha_s_child... http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/templates/?a... http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/templates/vi... http://www.voanews.com/vietnamese/news/a-19-a-2004... http://www.lenduong.net/spip.php?article16685 http://playithub.net/watch/3GzYOkgS-fw/ng-nguyn-ca... http://vnexpress.net/tin-tuc/thoi-su/ong-nguyen-ca... http://web.archive.org/web/20110813074539/http://w... http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2011/07/11... http://baolamdong.vn/chinhtri/201309/bon-nhan-thuc...